Đọc thêm: Xã hội muôn màu - Cách giải quyết vấn đề
thiết kế karaoke,trang trí phòng karaoke, cách âm karaoke
"Thật khó để một người chuyên viết về tài chính cá nhân tự thừa nhận, nhưng tôi chưa bao giờ tiết kiệm đúng theo kế hoạch của mình. Cách đây 10 năm, tôi là một cô sinh viên, đi làm toàn thời gian nhưng số dư tài khoản chỉ có 5 USD, mức tối thiểu theo yêu cầu của ngân hàng. Không có lời giải thích phù hợp nào cả. Tôi kiếm đủ tiền để trang trải chi phí của mình, thậm chí có thể trích ra một phần để dành cho những ngày không may về sau. Trên thực tế, bản thân tôi lại muốn tự hưởng thụ trước và sẽ bắt đầu tiết kiệm sau.
Và chuỗi ngày đen tối bắt đầu.
Công ty tôi làm việc bắt đầu gặp khó khăn. Tôi không có thu nhập hàng tháng nữa trong khi lại chưa tiết kiệm được nhiều. Trong 2 tháng liền, tôi phải sống bằng thẻ tín dụng, vay nợ từ cha mẹ và chỉ ăn mì tôm. Đó là thời gian tồi tệ nhất với tôi.
Vì vậy, ngay khi có được công việc mới, tôi tự nhủ với bản thân phải ưu tiên tiết kiệm lên trên hết. Tất nhiên, nói luôn dễ hơn làm và phải mất một thời gian, tiết kiệm mới trở thành thói quen với tôi. Đây là cách tôi đã thực hiện:
1. Đặt ra mục tiêu
Một số người có "bản năng" tiết kiệm tự nhiên, chi tiêu hợp lý còn số dư để dành. Số còn lại, bao gồm cả tôi, thì phải có một sự thúc đẩy nào đó để tiết kiệm. Mặc dù đã có quyết tâm tiết kiệm, tôi vẫn "thổi bay" vài tháng lương đầu tiên của mình ở công việc mới. Sau đó, tôi cảm thấy mình nên "đánh lừa" bộ não một chút. Giải thưởng được đặt ra, tôi được mua bất cứ thứ gì dưới 30 USD nếu bản thân tiết kiệm tối đa chi phí trong tháng đó.
Cho phép chi tiêu dường như là phần thưởng tuyệt nhất sau nỗ lực tiết kiệm. Một sự khuyến khích ban đầu rất cần thiết để tạo thành thói quen tiết kiệm sau này. Dần dần, tôi không cần phải tự thưởng bản thân mình nữa.
2. Tự động hóa
Cho đến hiện tại, nếu không để mục tiêu tiết kiệm lên đầu tiên thì tôi sẽ dễ dàng bỏ qua nó. Luôn luôn có những thứ bòn rút tiền, từ việc thay lốp xe, máy sấy tóc hỏng hay muốn đi du lịch đâu đó trong kỳ nghỉ. Cách tốt nhất để tránh chúng là tự nói với bản thân "Tôi rất muốn, nhưng không phải lúc này" và tạo một kế hoạch tự động.
Tôi thiết lập chế độ tự động chuyển tiền từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm mỗi khi nhận được tiền. Nhờ đó, tôi dễ dàng "đánh lừa" được chính mình, không chi tiêu cho những nhu cầu chưa cần thiết vì số tiền có thể sử dụng còn lại không nhiều như dự đoán.
3. Bỏ tiền vào ống tiết kiệm
Có vẻ đây là thói quen đã trở nên lỗi thời nhưng nó luôn hiệu quả. Tôi tự bỏ vào ống tiền tiết kiệm một khoản nhỏ mỗi ngày. Khi nó đầy, tôi mang số tiền đó tới ngân hàng và bỏ vào tài khoản của mình. 10 năm sau đó, thói quen này vẫn còn và hiện, tôi đã tiết kiệm được 500 USD bằng cách trên.
4. Cắt giảm vài thói quen
Tôi lớn lên trong một gia đình bình thường, bố mẹ chi tiêu tiết kiệm bản thân không bao giờ sử dụng số tiền lớn. Nhưng tôi "hoang phí" theo cách khác, tiêu ít nhưng số lần lại nhiều. Ví dụ, tôi đến Starbucks 5 lần mỗi tuần, tốn 3,6 USD cho cốc cà phê, tương đương với 72 USD một tháng. Tương tự, tôi tốn 1,18 USD mua đồ uống khác mỗi khi đi làm về, đồng nghĩa với 23,6 USD một tháng.
Khi kế hoạch tiết kiệm đi vào vận hành, một tháng tôi tiết kiệm được gần 96 USD nhờ cắt giảm 2 nhu cầu trên và có thêm 1.147 USD mỗi năm.
5. Của "trời cho"
Đó là cách tôi gọi những khoản cho, tặng tiền mặt đến từ các thành viên trong gia đình, tiền thưởng từ công ty hoặc hoàn thuế cá nhân. Ngay lập tức, ham muốn mua sắm trong tôi trỗi dậy và thường là những món đồ không cần thiết như ti vi có màn hình lớn hơn, máy tính mới.... Để phá vỡ thói quen này, tôi chuyển ngay "của trời cho" vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Muốn mua sắm thì phải đi rút tiền mà tôi lại đủ mạnh để tự cản mình ra máy ATM.
6. Tăng tỷ lệ tiết kiệm
Bất kỳ cuốn sách hướng dẫn tài chính cá nhân nào cũng có điều này. Nếu bạn có thể gửi toàn bộ phần lương tăng thêm của mình vào tài khoản tiết kiệm thì xin chúc mừng. Còn tôi thì lại không thể. Thay vào đó, tôi tự tạo cho mình một tỷ lệ riêng. Nếu được tăng lương 4%, tôi sẽ bỏ một nửa vào tài khoản tiết kiệm. 2% còn lại tôi dùng để trang trải thêm cho cuộc sống hoặc đơn giản là để bản thân được vui vẻ một chút.
Bằng những cách này, tôi đã có thể tăng tỷ lệ và số tiền tiết kiệm của mình qua mỗi năm mà không cần phải sống vất vả như khi còn ở trường đại học."
Nguồn được tổng hợp bới Tunglamthinh.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét